NGHỆ THUẬT XỬ LÍ DÀN ĐỒNG CA "ĐỉNH CAO"
"Dàn đồng ca" là một thuật ngữ rất quen thuộc trong âm nhạc nhưng ít ai biết rằng "Dàn đồng ca" cũng được sử dụng rất nhiều và đóng vai trò cực kì quan trọng đến thành công của các vở kịch nghệ thuật trong sân khấu kịch nói.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, âm nhạc Việt Nam hướng sinh hoạt của mình vào tập thể. Nó cùng lúc phải mang hai chức năng thưởng thức và tuyên truyền. Những bài hát dành cho đông người cùng hát ra đời hàng ngày. Sân khấu biểu diễn cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư bao giờ cũng phải có một vài tiết mục đồng ca. Dàn đồng ca đứng sát vai nhau trên sân khấu lả lướt say sưa theo nhịp điệu bài hát là hình ảnh một thời khó quên trên những sân khấu ngoài trời cuối tuần ở Hà Nội. Dần dần việc sử dụng dàn đồng ca ngày càng được biến tấu và tạo hiệu ứng trong lĩnh vực sân khấu kịch.
"DƯỚI CÁT LÀ NƯỚC" của tác giả- nhà văn Nguyễn Quang Vinh do Đạo Diễn trẻ Mi Lê dàn dựng một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của dàn đồng ca cũng như là nghệ thuật xử lí và xây dựng dàn đồng ca rất khôn khéo và tài tình của đạo diễn. Một vở diễn chỉ với 3 nhân vật chính thì liệu 3 nhân vật ấy sẽ làm gì trong suốt 2 tiếng đồng hồ mà không gây nhàm chán cho khán giả????
Tạo hình dàn đồng ca cùng những bông hoa lông chông lăn lộn trên cái tạo nên nét rất riêng- rất độc đáo của vở diễn
Dàn đồng ca có thực sự phát huy được hiệu quả của mình hay không còn tùy thuộc vào khả năng xử lí của đạo diễn. Trong "Dưới Cát Là Nước" với việc vận dụng thủ pháp sân khấu rất sáng tạo kết hợp với xử lí dàn đồng ca tạo nên một tổng thể hài hòa, dù là phân cảnh chỉ có 1 nhân vật chính nhưng mọi thứ không hề buồn tẻ, dàn đồng ca giúp dẫn dắt cảm xúc của nhân vật cũng như là đẩy cảm xúc của diễn viên lên cao trào. Diễn Viên chính và dàn đồng ca có những câu đối đáp vô cùng tự nhiên- đáng yêu- dễ thương làm cho khán giả có những giây phút vui tươi, rồi bồng nhiên hòa vào cảm xúc diễn biến của nhân vật, đẩy bi kịch lên cao trào!! Những câu thoại như: ai cơ, sao thế, cô ấy là ai, kể đi mà,.... tạo điều kiện cho diễn viên chính được thể hiện mình, mạch cảm xúc tuôn trào và dẫn dắt khán giả vô cùng tự nhiên. Cũng phần nào lồng ghép nét dễ thương hài hước vào yếu tố bi kịch, mang lại nhiều tiếng cười cho khán giả! Chẳng phải người ta vẫn nói " Đỉnh cao của bi kịch là hài kịch" hay sao???
Có thể nói Nếu không có dàn đồng ca thì mạch cảm xúc của nhân vật không thể nào trọn vẹn và diễn biến tự nhiên nhưng cũng không kém phần kịch tính như vậy. Ở những phân cảnh cao trào, đỉnh điểm của bi kịch thì dàn đồng ca góp phần lan tỏa cảm xúc tốt hơn đến khán giả.
Phân đoạn người mẹ chứng kiến cảnh làm tình của con gái và kẻ thù cũng chính là đỉnh cao của dàn đồng ca trong vở diễn này.
Giống như cô Hoàng yến đã nhận xét: " Dàn đồng ca là mảng miếng, là xử lí, là cách khoe tài của đạo diễn. Một diễn viên chỉ khát cảm xúc như tôi hay lo hay sợ- vậy mà khi xem dưới cát là nước tôi cảm nhận dộ an toàn hoa quyện dàn đồng ca và vở diễn. Lớp diễn người mẹ đau đớn, bất lực chứng kiến cảnh làm tình của con gái và kẻ thù , xử lí dàn dồng ca đỉnh cao- nói thees không quá em nhỉ"
Vậy khán giả có thấy được cái tài của đạo diễn qua cách xử lí dàn đồng ca này hay không????? Chắc chắn rằng ai đã thưởng thức qua vở diễn này đều đã có câu trả lời phải không nào??? Chúng ta hãy cùng chờ đón sự quay lại của " DƯỚI CÁT LÀ NƯỚC" cùng đạo diễn trẻ Mi Lê Trong một ngày công chiếu gần nhất nhé!!!